Sự Trung Thực Của Xác Chết – Ghi Chép Của Một Nhà Pháp Y
84,000₫
Chết là phần bóng tối của sự sống vốn vẫn quay lưng về phía chúng ta.
-Rainer Maria Rilke
Khi nghe đến hai chữ “pháp y”, mọi người sẽ liên tưởng đến điều gì?
Có lẽ nhiều người sẽ mường tượng tới những hình ảnh giống như trong các bộ phim nổi tiếng trên truyền hình, kể về những người chuyên giải phẫu thi thể của nạn nhân bị giết hại trong các vụ án và cùng với cảnh sát hình sự truy tìm chân tướng sự thật. Thế nhưng, trên thực tế, bác sĩ pháp y không truy tìm chân tướng các vụ án hình sự mà truy tìm “chân tướng cái chết”, hay nói các khác là đi tìm câu trả lời cho câu hỏi “vì sao người này lại chết?”.
Mọi người thường nghĩ pháp y là “một ngành chẳng có gì thú vị cả” và đôi khi còn hơi đáng sợ, bởi họ phải đối diện với những thi hài trong tình trạng “không được bình thường” ví dụ như người bị hại, tự sát hay chết trong cô độc… Họ không chữa trị bệnh tật như các bác sĩ lâm sàng, cũng không được bệnh nhân hay người nhà bệnh nhân cảm ơn. Ngay cả trong giới y học, họ cũng tự xác định bản thân là những người đứng trong bóng tối. Dù vậy, việc tồn tại trong bóng tối cũng giúp họ nhìn ra được điều mà người khác không thấy được.
Với kinh nghiệm 20 năm trong ngành, Hajime Nishio đã thực hiện không ít các cuộc giải phẫu thi thể. Tác giả thường phải đối diện với rất nhiều sự đau đớn, khổ sở không nói nên lời của người đã và đang sống trong xã hội Nhật Bản. Thông qua Sự trung thực của xác chết, ông còn muốn truyền tải đến độc giả những “khác biệt” mà mình đã được chứng kiến từ những thi thể ấy.
Mục lục:
Mở đầu
Chương 1: Chết vì nghèo đói
Chương 2: Chết trong cô độc
Chương 3: Chết vì tuổi già
Chương 4: Sự khác biệt sau khi chết
Chương 5: Trước bàn phẫu thuật
Chương 6: Thi thể trong vụ án mạng
Chương 7: Thi thể hạnh phúc
Lời kết
Trích đoạn nội dung:
1.Từ trước tới nay, một bộ phận quần chúng vẫn luôn mạnh mẽ phê phán những người nhận trợ cấp xã hội là “lười lao động, sống ăn chơi”, thế nhưng dưới góc độ quan sát trên bàn giải phẫu, tôi lại thấy mọi chuyện dường như không phải như vậy. Chắc chắn trong xã hội này vẫn còn những con người đói khát tới mức chết trong cô độc và không thể cầu cứu bất cứ ai.
2.Tôi đã viết không biết bao nhiêu biên bản khám nghiệm tử thi, lúc nào tôi cũng viết danh tính người đã mất trước tiên. Có lẽ cái tên chính là nơi gửi gắm những kỳ vọng của bố mẹ là “mong muốn nuôi con thành người”. Vậy nên, mỗi khi chứng kiến những đứa trẻ còn chưa được đặt tên đã phải rời khỏi thế gian, tôi lại thấy ngực mình đau nhói.
3.“Chết vì nghèo đói”. Cho dù chỉ gói gọn trong câu ngắn như vậy nhưng thực tế lại có rất nhiều kiểu chết khác nhau. Có người vì nghèo đói mà mắc bệnh chết, có người lại lựa chọn tự giết chết chính mình. Đây chính là bộ mặt đời thường của xã hội Nhật Bản hiện đại, là chuyện có thể xảy ra với bất cứ ai.
4.Không phải ai sống độc thân cũng đều “cô độc”. Nhưng ngược lại, có người cho dù sống cùng gia đình hay trong cộng đồng, trường học, công ty thì vẫn không tránh khỏi cảm giác cô độc, lạc lõng. Hay nếu sự cô độc ấy là ý muốn của bản thân, là tự bản thân tạo ra nó, thì đó có lẽ cũng chính là cách sống của chính bạn.
5.Chúng ta không thể lựa chọn cách chết cho chính mình. Chính vì vậy, tôi vẫn luôn mong mỗi người có thể dành hết tinh thần tập trung cho “sự sống” của bản thân ngay tại thời điểm này thay vì chỉ lo về “cái chết”.
Công ty Cổ phần Sách Thái Hà trân trọng giới thiệu!
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng)…..
Specification: Sự Trung Thực Của Xác Chết – Ghi Chép Của Một Nhà Pháp Y
|
Chatto Hồ –
Quyển sách cho người đọc cái nhìn tổng quan về công việc pháp y, các cases thường gặp trong ngành này cũng như thực trạng xã hội đi kèm. Nhìn chung với người đọc không có mục đích tìm hiểu sâu như mình thì sách đáng đọc, tuy nhiên vì lý do bảo mật thông tin nên phần lớn các cases chỉ được lướt qua nhanh, cảm giác đọc chưa đã, hơi hụt hẫng.
Hồng Ánh –
Đọc một lèo khoảng 2 tiếng đồng hồ đc 90 trang, mình quyết định viết review luôn vì quá hay. 12h đêm rồi còn ngồi đọc sách về xác chết đây. Chưa khi nào mà cuốn sách mới mua hôm qua mà hnay đã đọc gần xong như vậy. Mình đọc say sưa luôn, tác giả viết rất logic mà người dịch cũng dịch cực kỳ mượt mà, ngôn ngữ rất dễ hiểu. Tuy nhiên sẽ có nhiều chỗ có thuật ngữ y học có thể gây khó khăn chút cho các bạn ko có chuyên môn, nhưng đừng lo, google một chút là hiểu thôi. Mình chuyên ngành Dược nên ko gặp khó khăn nào, nên có lẽ vì thế đọc cực kì cuốn.
Hiếm có cuốn sách nào nói về một chuyên môn ít người biết như Pháp y. Nói đến Pháp y có lẽ mọi người chỉ nghĩ đến giám định pháp y để phục vụ điều tra hình sự, nhưng tác giả đã cho biết rất nhiều khía cạnh khác nữa. Tác giả phân chia thành các “kiểu chết” khác nhau như chết vì nghèo đói, chết trong cô độc, chết vì tuổi già, có cả những cái chết hạnh phúc… Tất nhiên vì lý do bảo mật thông tin nên các case giải phẫu tác giả chỉ cho biết những thông tin cơ bản, nhưng cũng đủ để kích thích trí tò mò và tăng hiểu biết cho người đọc rất nhiều. Kết hợp với những thông tin về tử thi, giải phẫu, là rất nhiều những số liệu thống kê mà tác giả đã nghiên cứu để minh chứng cho vấn đề muốn nói. Điều này mình đánh giá rất cao vì nó chứng tỏ tâm huyết của tác giả, viết sách ko phải chỉ để kể lể dăm ba công việc thường ngày, mà còn là đánh giá, suy ngẫm, liên hệ rất nhiều vấn đề trong xã hội.
Sách nói về cái chết cực kì ít, hầu hết chỉ về tâm linh hay gì đó chung chung. Nhưng sách viết về cái chết trực diện, chi tiết, cụ thể (thậm chí với những bạn yếu tim còn có thể thấy sợ) để bàn về sự sống như thế này lần đầu tiên mình thấy. Thật may mắn vì khi đi ra hiệu sách đọc ké được vài trang và về nhà quyết định lên Tiki mua, chứ để mà đợi ai đó review và biết đến cuốn này để mà mua thì chắc mấy năm nữa cũng chưa biết.
Tóm lại là cực hay nhé các bạn.
Nguyễn Tuyến –
Mặt bên kia của sự sống, những đoạn cuối đời người được hé lộ. Những mô tả bởi tình cảm của tác giả, một cái thấy mới cho người đọc để hiểu hơn về vô thường
Phan Thị Tuyết Mai –
Sách đến tay mình vẫn nguyên vẹn, không bị móp hay trầy xước gì cả.
Nội dung sách mới lạ, trước giờ mình chưa từng đọc qua thể loại như này nên thấy thú vị cực. Một xác chết sẽ luôn nói sự thật. Nội dung trong sách khá bổ ích, có nhiều khía cạnh mà chúng ta chưa từng nhìn thấy hoặc thấm chí chưa từng nghĩ đến về nghề khám nghiệm tử thi. Nếu bạn tò mò về chủ đề này thì nên đọc thử, thật sự là một quyển sách hay đó!
Nguyễn Thuỳ Diễm –
Cuốn sách không đi sâu vào chi tiết của cái chết tuy nhiên nó cho ta thấy 1 góc nhìn khác của “sự chết”. Vì chứng kiến quá nhiều sự chết mà tác giả càng trân quý cuộc sống đang có từng phút giây và gửi gắm nhiều tâm tư tình cảm ý nghĩa sống trong sách.
Uyen Tran –
quyển sách nói lên trải nghiệm và trăn trở của 1 bác sĩ pháp y trong ngành. Nhiều bạn của tôi ko có hứng thú hay cảm thấy ghê sợ khi nhìn thấy tựa sách. Nhưng theo tôi, sách này đáng đọc nếu bạn quan tâm đến cái chết vật lý và những biểu hiện của nó (và nếu bạn ko ngại mô tả có vẻ kinh sợ của xác chết dựa trên khoa học thực nghiệm). Sách sẽ cung cấp cho bạn thêm nhiều kiến thức hóa học hữu ích. Hơn hết, nó nói lên chiêm nghiệm về cái chết từ góc nhìn của 1 bác sĩ pháp y.
Nguyễn Văn Nhẫn –
Thông tin thú vị, qua những chia sẻ của tác giả, tôi có dịp ngẫm nghĩ về cha mẹ già và bản thân mình.
Đồng Xuân Duy –
Màu sắc rõ nét chất lượng sách tốt nội dung sâu sắc dễ hiểu
Lê Lý –
Sách nhiều kiến thức hay và ý nghĩa bổ ích chữ rõ ràng cần thiết áp dụng thực tế mọi người lên mua để có nhiều kiến thức về sức khỏe
Maitram –
Ok nha! Càng đọc càng biết rõ thêm cơ thể cần dinh dưỡng như thế nào, nếu thiếu hụt dinh dưỡng trong một thời gian dài, cơ thể sẽ rối loạn các quá trình sinh lý, và gây ra bệnh, đã là bệnh mà ko chữa bệnh mà kéo dài bệnh sẽ die, và trị bệnh về căn bản là trị từ gốc: bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể