Sự Trung Thực Của Xác Chết – Ghi Chép Của Một Nhà Pháp Y
84,000₫
Chết là phần bóng tối của sự sống vốn vẫn quay lưng về phía chúng ta.
-Rainer Maria Rilke
Khi nghe đến hai chữ “pháp y”, mọi người sẽ liên tưởng đến điều gì?
Có lẽ nhiều người sẽ mường tượng tới những hình ảnh giống như trong các bộ phim nổi tiếng trên truyền hình, kể về những người chuyên giải phẫu thi thể của nạn nhân bị giết hại trong các vụ án và cùng với cảnh sát hình sự truy tìm chân tướng sự thật. Thế nhưng, trên thực tế, bác sĩ pháp y không truy tìm chân tướng các vụ án hình sự mà truy tìm “chân tướng cái chết”, hay nói các khác là đi tìm câu trả lời cho câu hỏi “vì sao người này lại chết?”.
Mọi người thường nghĩ pháp y là “một ngành chẳng có gì thú vị cả” và đôi khi còn hơi đáng sợ, bởi họ phải đối diện với những thi hài trong tình trạng “không được bình thường” ví dụ như người bị hại, tự sát hay chết trong cô độc… Họ không chữa trị bệnh tật như các bác sĩ lâm sàng, cũng không được bệnh nhân hay người nhà bệnh nhân cảm ơn. Ngay cả trong giới y học, họ cũng tự xác định bản thân là những người đứng trong bóng tối. Dù vậy, việc tồn tại trong bóng tối cũng giúp họ nhìn ra được điều mà người khác không thấy được.
Với kinh nghiệm 20 năm trong ngành, Hajime Nishio đã thực hiện không ít các cuộc giải phẫu thi thể. Tác giả thường phải đối diện với rất nhiều sự đau đớn, khổ sở không nói nên lời của người đã và đang sống trong xã hội Nhật Bản. Thông qua Sự trung thực của xác chết, ông còn muốn truyền tải đến độc giả những “khác biệt” mà mình đã được chứng kiến từ những thi thể ấy.
Mục lục:
Mở đầu
Chương 1: Chết vì nghèo đói
Chương 2: Chết trong cô độc
Chương 3: Chết vì tuổi già
Chương 4: Sự khác biệt sau khi chết
Chương 5: Trước bàn phẫu thuật
Chương 6: Thi thể trong vụ án mạng
Chương 7: Thi thể hạnh phúc
Lời kết
Trích đoạn nội dung:
1.Từ trước tới nay, một bộ phận quần chúng vẫn luôn mạnh mẽ phê phán những người nhận trợ cấp xã hội là “lười lao động, sống ăn chơi”, thế nhưng dưới góc độ quan sát trên bàn giải phẫu, tôi lại thấy mọi chuyện dường như không phải như vậy. Chắc chắn trong xã hội này vẫn còn những con người đói khát tới mức chết trong cô độc và không thể cầu cứu bất cứ ai.
2.Tôi đã viết không biết bao nhiêu biên bản khám nghiệm tử thi, lúc nào tôi cũng viết danh tính người đã mất trước tiên. Có lẽ cái tên chính là nơi gửi gắm những kỳ vọng của bố mẹ là “mong muốn nuôi con thành người”. Vậy nên, mỗi khi chứng kiến những đứa trẻ còn chưa được đặt tên đã phải rời khỏi thế gian, tôi lại thấy ngực mình đau nhói.
3.“Chết vì nghèo đói”. Cho dù chỉ gói gọn trong câu ngắn như vậy nhưng thực tế lại có rất nhiều kiểu chết khác nhau. Có người vì nghèo đói mà mắc bệnh chết, có người lại lựa chọn tự giết chết chính mình. Đây chính là bộ mặt đời thường của xã hội Nhật Bản hiện đại, là chuyện có thể xảy ra với bất cứ ai.
4.Không phải ai sống độc thân cũng đều “cô độc”. Nhưng ngược lại, có người cho dù sống cùng gia đình hay trong cộng đồng, trường học, công ty thì vẫn không tránh khỏi cảm giác cô độc, lạc lõng. Hay nếu sự cô độc ấy là ý muốn của bản thân, là tự bản thân tạo ra nó, thì đó có lẽ cũng chính là cách sống của chính bạn.
5.Chúng ta không thể lựa chọn cách chết cho chính mình. Chính vì vậy, tôi vẫn luôn mong mỗi người có thể dành hết tinh thần tập trung cho “sự sống” của bản thân ngay tại thời điểm này thay vì chỉ lo về “cái chết”.
Công ty Cổ phần Sách Thái Hà trân trọng giới thiệu!
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng)…..
Specification: Sự Trung Thực Của Xác Chết – Ghi Chép Của Một Nhà Pháp Y
|
Hang Tang –
Giọng văn tự sự rất cuốn hút, có nhiều thông tin thú vị liên quan đến nghề giải phẫu cũng như quan niệm của tác giả về cái chết. Rất đáng đọc.
Xiao Ping Guo –
Một câu chuyện đời, chuyện nghề hết sức chân thực đến từ một bác sĩ pháp y. Sau khi đọc sách xong, mình phải cảm thán rằng, ồ hóa ra có nhiều cách chết như thế, nhiều kiểu chết và hình thái chết đến vậy – rốt cục, cái chết tưởng như lẩn khuất trong bóng tối nhưng lại cách ta thật gần. Nhưng nói như thế không phải là bi quan, trái lại, càng giúp người ta trân trọng sự sống được ban tặng này hơn bao giờ hết. Gửi các bạn một vài trang mà tác giả đã viết:
Phòng Văn Lương –
Mình mua vì title, không xem sơ trước nội dung như nào. Nói chung do bản thân thôi, nhưng vì không ưng nội dung nên kệ vậy.
Sách chủ yếu nói về các case cụ thể, chia thành các trường hợp chết khác nhau, kiến thức sinh lí là chủ đạo, có lồng ghép 1 ít ý kiến về nhân sinh.
Nhưng mình thì muốn đọc về nhân sinh, về tâm linh hơn qua title này 🙂
Quỳnh Như –
Nội dung cho bạn thấy một góc nhìn khác vào cái chết.
Dữ liệu của xã hội Nhật Bản nên có khác Việt Nam, nhưng cũng đáng để đọc và tự nghiệm ra nhiều điều ý nghĩa khác trong tâm thức mỗi người, về cuộc sống và cái chết của bản thân mình.
Đinh Minh –
Tiki giao hàng nhanh, đóng gói cẩn thận, sản phẩm không bị móp méo và còn được bọc thêm một lớp màng lót. shipper thân thiện và lịch sự. về sản phẩm thì phải đọc từ từ…
Nguyen Lan Phuong –
Cuốn sách không quá dày nhưng có sức nặng rất lớn. Chủ về cái chết luôn kích thích trí tò mò của mình nên mình mua cuốn sách này mà không hề do dự. Sau khi đọc xong, mình nhận ra
– mỗi cái chết phản ánh được thực tế xã hội này: bệnh tật, đói nghèo, tổn thương tâm lý, tuổi già
– cuộc sống con người đúng là vô thường, mỗi người mỗi sinh mạng mỗi mảnh đời mỗi số phận, sống rồi chết, hòa vào cát bụi, vậy tự hỏi lúc còn đang sống thì nên làm điều gì đúng đắn
Mỗi người có mỗi cảm nhận khác nhau về cái chết, nên đọc cuốn sách này để có trải nghiệm của chính mình.
Mai Lee –
Biết về sự chết để sống tốt hơn
1 chủ đề mới lạ từ nhà Pháp y, chứng kiến sự chết hằng ngày. Ông luôn chiêm nghiệm sự sống bắt đầu tù cái chết.
“Tôi vẫn luôn mong mỗi người có thể dành hết tinh thần tập trung cho SỰ SỐNG của bản thân ngay tại thời điểm này thay vì chỉ lo về CÁI CHẾT”
Sách hay
Nguyễn Nguyên –
sách hay nhưng chỉ là do không có bọc chống sốc nên mình sẽ cho 4 sao. Dù sao sách cũng không bị hư hỏng nên không sao. Hy vọng lần sau mình mua lại sẽ có bọc để bọc sách
Phạm Dương –
Sách hay, mình đọc 1 lèo hết luôn. Sách ko kể về những trường hợp giật gân hay đặc biệt mà chỉ đơn thuần tả lại công việc của một pháp y. Nhưng cách tiếp cận và lối kể rất cuốn hút
DANG NHI –
Huhu quyển của mình nhận được vừa bị dơ lại còn bị gấp bìa, nhăn nữa :(((((((